Chức năng, nhiệm vụ khoa Y tế dự phòng
1.1. Chức năng:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động phòng chống các dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi;
b) Kiểm tra, giám sát, kiểm soát các yếu tố nguy cơ dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, phát hiện và xác định kịp thời các tác nhân gây bệnh, dịch và chủ động phòng, chống dịch;
c) Quản lý tình hình diễn biến các dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi, thu thập thông tin, số liệu, lập bản đồ, biểu đồ dịch tễ theo dõi diễn biến tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm, bệnh mới nổi và dự báo nguy cơ dịch, bệnh;
d) Tổ chức, chỉ đạo, giám sát các cơ sở y tế tuyến dưới và các khoa phòng liên quan trong việc thực hiện các biện pháp phòng, chống bệnh, dịch trên địa bàn, tiêm chủng và giám sát phản ứng sau tiêm chủng;
đ) Thực hiện các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe về phòng, chống bệnh truyền nhiễm và sử dụng vắc xin, sinh phẩm y tế cho cộng đồng;
e) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ về kiểm soát bệnh truyền nhiễm và tiêm chủng trên địa bàn;
g) Xây dựng, thực hiện và quản lý các hoạt động, dự án, đề án: phòng chống bệnh truyền nhiễm gây dịch, bệnh mới nổi; vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng, chống bệnh, dịch trong chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng dịch vụ;
h) Triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia;
i) Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ: sát khuẩn, tẩy uế, diệt động vật và véc tơ truyền bệnh;
k) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo tình hình dịch, bệnh truyền nhiễm trên địa bàn theo quy định;
l) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.
1.2. Nhiệm vụ chuyên môn:
1.2.1. Chương trình phòng chống HIV/AIDS:
a) Tổ chức triển khai các hoạt động phòng chống HIV/AIDS, hướng dẫn quản lý, chăm sóc người nhiễm HIV tại gia đình và cộng đồng;
b) Truyền thông về phòng chông HIV/AIDS trên đài phát thanh truyền hình huyện, loa phát thanh xã;
c) Tổ chức mô hình truyền thông: Toàn dân tham gia PC HIV/AIDS tại 8/8 xã;
d) Triển khai công tác xét nghiệm HIV cho Đối tượng nguy cơ cao và phụ nữ mang thai;
đ) Tổ chức các hoạt động can thiệp giảm tác hại;
e) Thống kê số liệu các loại dịch bệnh, bệnh xã hội, HIV/AIDS của địa phương. Triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án liên quan về y tế dự phòng, phòng chống bệnh xã hội và HIV/AIDS trên địa bàn;
g) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.2. Chương trình phòng chống sốt rét:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động phòng, chống bệnh sốt rét;
b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn giám sát côn trùng truyền bệnh sốt rét và các biện pháp phòng chống cho các Trạm Y tế xã;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống bệnh sốt rét trên địa bàn;
d) Phun tẩm hóa chất PCSR tại các xã trọng điểm;
đ) Triển khai hoạt động các cụm kính hiển vi.
d) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác phòng chống bệnh sốt rét;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định;
1.2.3. Chương trình vệ sinh môi trường - Y tế trường học:
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động về sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học;
b) Quản lý, kiểm tra, hướng dẫn công tác y tế học đường; triển khai thực hiện hoạt động phòng chống các bệnh, tật học đường; phòng, chống dịch, bệnh, các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe đối với học sinh, sinh viên;
c) Quản lý, tư vấn, kiểm tra và giám sát môi trường đối với các cơ sở y tế, báo cáo hiện trạng môi trường sức khỏe của huyện hàng năm;
d) Giám sát chất lượng vệ sinh và hướng dẫn sử dụng, bảo quản các công trình vệ sinh; thực hiện kiểm tra, theo dõi và đôn đốc việc thực hiện các biện pháp bảo vệ và xử lý các nguồn nước ăn uống và sinh hoạt; giám sát chất lượng nước ăn uống và nước sinh hoạt;
đ) Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định hiện hành về y tế đối với môi trường, chất thải, nước ăn uống, nước sinh hoạt;
e) Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe, tập huấn về phòng chống các yếu tố nguy cơ môi trường tác động lên sức khỏe cộng đồng và phòng chống bệnh tật học đường;
g) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác y tế trường học, phòng chống các yếu tố nguy cơ môi trường tác động lên sức khỏe cộng đồng trên địa bàn;
i) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học theo quy định;
k) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.
1.2.4. Chương trình phòng chống phong:
a) Tổ chức quản lý, điều trị các bệnh lây qua đường tình dục, bệnh da liễu;
b) Triển khai thanh toán bệnh phong, phòng chống tàn phế, khám phong định kỳ hàng quý;
c) Giám sát, hướng dẫn chăm sóc tàn tật tại nhà cho bệnh nhân Phong;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.5. Chương trình Bảo vệ sức khỏe tâm thần tại cộng đồng:
a) Triển khai khám, quản lý bệnh tâm thần-động kinh tại trung tâm;
b) Chỉ đạo chuyên môn, tập huấn kiến thức chương trình cho tuyến cơ sở;
c) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.6. Chương trình phòng chống dịch:
a) Thực hiện giám sát các bệnh truyền nhiễm gây dịch, theo hướng dẫn của tuyến trên. Quản lý chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm gây dịch và các bệnh xã hội, HIV/AIDS trên địa bàn. Kịp thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh khi có cas bệnh đầu tiên;
b) Có kế hoạch phòng chống dịch bệnh hàng năm, quý, tháng và tổ chức thực hiện;
c) Quản lý chặt chẽ các ổ dịch cũ, phát hiện kịp thời ổ dịch mới; tiến hành các biện pháp chuyên môn kỹ thuật để ngăn ngừa dịch phát sinh lây lan.
d) Lập dự trù hàng năm về nhu cầu kinh phí, thuốc, hóa chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch, phòng chống sốt rét, phòng chống các bệnh xã hội;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.7. Chương trình phòng chống lao:
a) Tổ chức quản lý, khám phát hiện và điều trị bệnh lao;
b) Triển khai các hoạt động của dự án phòng chống lao;
c) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.8. Chương trình Tiêm chủng mở rộng:
a) Xây dựng, triển khai các hoạt động theo kế hoạch.;
b) Hướng dẫn, chỉ đạo tuyến các cơ sở tiêm chủng xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, quý;
c) Xây dựng kế hoạch tháng, dự trù vắc xin, vật tư, lập danh sách chỉ định tiêm chủng, tổ chức tiêm chủng hàng tháng theo kế hoạch;
d) Tiếp nhận, phân phối vắc xin vật tư cho các cơ sở tiêm chủng;
đ) Điều tra đối tượng tiêm chủng hàng tháng, cập nhập vào sổ quản lý đối tượng tiêm chủng và cập nhập danh sách lên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia;
e) Xây dựng kế hoạch tiêm chủng hàng tháng trên Hệ thống thông tin tiêm chủng Quốc gia, cập nhập lịch sử tiêm chủng cho tất cả các đối tượng tiêm chủng lên hệ thống, cập nhập lịch sử tiêm chủng của các đối tượng vào số quản lý tiêm chủng;
g) Thực hiện thống kê báo cáo kết quả tiêm chủng hàng tháng. Báo cáo kết qủa tiêm chủng các chiến dịch theo quy định;
h) Giám sát các buổi tiêm chủng hàng tháng, giám sát tiêm chủng chiến dịch.
i) Giám sát, điều tra các trường hợp bệnh truyền nhiếm trong chương trình tiêm chủng mở rộng, lấy mẫu xét nghiệm nếu cần;
k) Tổ chức tiêm phòng vaccin dịch vụ theo quy định.
1.2.9. Chương trình YTLĐ-TTNTT
a) Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về: Vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh trường học, phòng, chống tai nạn thương tích;
b) Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động điều kiện vệ sinh trường học, theo phân cấp; tổng hợp, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
c) Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
d) Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.10. Chương trình phục hồi chức năng:
a) Xây dựng kế hoạch khám sức khỏe cho người khuyết tật;
b) Cập nhật thông tin NKT vào phần mềm hệ thống QLSK NKT;
c) Tập luyện PHCN cho bệnh nhân KT;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.11. Chương trình truyền thông giáo dục sức khỏe:
a) Tổ chức triển khai các hoạt động truyền thông;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe;
c) Xây dựng hướng dẫn Bộ tiêu chí 10 TTGDSK;
d) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.12. Chương trình vệ sinh An toàn thực phẩm:
a) Lập kế hoạch công tác hàng năm An toàn vệ sinh thực phẩm trình Giám đốc Trung tâm Y tế phê duyệt;
b) Thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đ¬ường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn; điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định;
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện công tác truyền thông vệ sinh an toàn thực phẩm trong các dịp lễ, tết, tháng cao điểm VSATTP trên địa bàn;
d) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, cho các cán bộ làm công tác đảm bảo VSATTP;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.13. Chương trình Vitamin A:
a) Xây dựng kế hoạch hoạt động cụ thể của chương trình trong năm;
b) Giám sát, chỉ đạo tuyến trong công tác thực hiện;
c) Tổ chức tập huấn cho YTTB và TYT.
d) Triển khai chiến dịch ngày vi chất dinh dưỡng đợt 1 và đợt 2 vào tháng 6, tháng 12 hàng năm;
e) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.
1.2.14. Các chương trình bệnh không lây nhiễm (Đái tháo đường, THA, ung thư, …)
a) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các hoạt động cộng đồng, giám sát, phòng, chống bệnh không lây nhiễm;
b) Quản lý, thu thập thông tin, số liệu bệnh không lây nhiễm, tình hình mắc và tử vong do bệnh không lây nhiễm trên địa bàn huyện;
c) Tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn đối với Trạm y tế xã trên địa bàn huyện về phòng, chống bệnh không lây nhiễm tại cộng đồng;
d) Phối hợp với các đơn vị liên quan chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thông tin, truyền thông giáo dục sức khỏe và các can thiệp nâng cao sức khỏe cộng đồng phòng chống tác hại của thuốc lá, phòng chống tác hại do lạm dụng rượu bia, phòng bệnh không lây nhiễm, bệnh do rối loạn chuyển hóa, bệnh do dinh dưỡng không hợp lý và tăng cường hoạt động thể lực;
đ) Tổ chức, tham gia tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật cho các cán bộ làm công tác phòng, chống bệnh không lây nhiễm trên địa bàn;
g) Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo bệnh không lây nhiễm theo quy định;
h) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.
1.2.15. Chương trình Y tế công cộng - Dinh dưỡng và ATTP.
- Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật về: Vệ sinh an toàn lao động, vệ sinh trường học, Vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng, chống tai nạn thương tích, phòng,chống nhiễm độc hoá chất bảo vệ thực vật; xây dựng, sửa chữa và sử dụng các công trình vệ sinh; biện pháp xử lý các chất thải trên địa bàn;
- Giám sát vệ sinh nguồn nước sinh hoạt, điều kiện vệ sinh an toàn lao động điều kiện vệ sinh trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm theo phân cấp; tổng hợp, theo dõi, đánh giá chất lượng và hiệu quả thực hiện các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định về chuyên môn kỹ thuật đối với các cơ sở, cơ quan, tổ chức trên địa bàn;
- Lập hồ sơ vệ sinh lao động và tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động;
- Khám, tư vấn dinh dưỡng cho bệnh nhân ngoại trú; theo dõi đánh giá tình trạng dinh của người bệnh nội trú, điều trị bằng chế độ ăn bệnh lý, tổ chức thực hiện cung cấp xuất ăn cho người bệnh, đảm bảo về số lượng chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm và phù hợp với bệnh lý: truyền thông dinh dưỡng, tổ chức phục vụ dinh dưỡng, tiết chế.
- Tổ chức tuyên truyền dinh dưỡng cộng đồng và hướng dẫn thực hiện;
- Phối hợp với các cơ quan chức năng, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn trong việc xây dựng làng văn hoá sức khoẻ, mô hình cộng đồng an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;
- Triển khai thực hiện chương trình mục tiêu y tế quốc gia, các dự án về sức khoẻ môi trường, lao động, trường học, an toàn vệ sinh thực phẩm, phòng, chống tai nạn thương tích và phòng, chống bệnh nghề nghiệp trên địa bàn.
- Thực hiện kiểm tra, giám sát an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở dịch vụ ăn uống, thức ăn đ¬ường phố, các cơ sở sản xuất thực phẩm trên địa bàn; điều tra và triển khai các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm theo quy định;
- Thực hiện báo cáo đúng quy định.
- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện giao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét