Nâng cao ý thức phòng chống bệnh Sốt xuất huyết của người dân

Trước tình hình bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, ngành y tế huyện Đam Rông đã chủ động phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, các địa phương triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Tuy nhiên, vẫn còn không ít một số người dân chưa ý thức tự giác trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết

Nguyên nhân sốt xuất huyết tăng cao tại huyện Đam Rông

Xã Đạ R’sal hiện là một trong những điểm nóng bùng phát về tình hình bệnh sốt xuất huyết trong những tháng đầu năm 2019. Nguyên nhân được xác định do địa bàn giáp ranh với địa bàn các tỉnh Đắc Lắc và Đắc Nông, là hai địa phương có dịch sốt xuất huyết cao nhất các tỉnh Tây Nguyên nên nguy cơ lây lan cao. Đây cũng là có địa hình ẩm, thấp, lượng nước tù đọng muỗi đẻ trứng sinh sản nhiều gây ra tình trạng bệnh sốt xuất huyết tăng cao. Điển hình như tại chợ xã Đạ R’sal, thuộc địa bàn thôn Phi Có, người dân giết mổ gia súc, gia cầm, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống lượng nước thải, rác thải xả ra nhiều gây tắc hệ thống thoát nước xung quanh chợ tạo ra mùi hôi thối, nước tù đọng tạo điều kiện lý tưởng để muỗi sinh trưởng và phát triển. 

Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết
Ngoài ra, vào các dịp mưa lớn lượng nước ứ đọng tại các vùng trũng, các vật dụng chứa nước tại cộng đồng dân cư nhưng người dân chưa nâng cao ý thức để xử lý. Bà Hoàng Thị Quỳnh Hương, Trạm trưởng, trạm y tế xã Đạ R’sal, nhận định; “Khi mà sang đến năm nay thì dịch là thành ổ dịch lớn vì các đối tượng của chúng tôi từ ở các tỉnh lân cận họ sang ồ ạt, bệnh nhân bên đấy rất nhiều ồ ạt. Trong khi đó chúng tôi có địa hình phức tạp, rồi là khu chợ là đặc thù, trường học, các quán gêm, quán nét, các quán ăn nhiều nên khi bệnh xảy ra ồ ạt thì chúng tôi chưa có kinh nghiệm xử lý ổ dịch lớn không có nên dẫn đến tình trạng bệnh không chấm dứt được mà vẫn kéo dài.”
Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết
Những điều cần biết về bệnh sốt xuất huyết

Nhận định tình hình sốt xuất huyết tại huyện Đam Rông

Theo nhận định của ngành y tế huyện Đam Rông; Mặc dù số ca mắc bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn huyện tăng cao, diễn biến hết sức phức tạp, tuy nhiên, công tác phòng, chống dịch sốt xuất huyết tại cộng đồng vẫn chưa được người dân ý thức phòng, chống. Cụ thể, trong các đợt triển chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy tại các ổ dịch được nhân dân đồng tình hưởng ứng. Thế nhưng khi chiến dịch kết thúc, ngành y tế huyện kiểm tra cho thấy; các dụng cụ phế thải, dụng cụ chứa nước có lăng quăng vẫn tồn tại xung quanh gia đình, nhân dân vẫn chưa ý thức trong việc súc rửa các dụng cụ đựng nước sinh hoạt hằng ngày nhằm loại bỏ lăng quang triệt để, vệ sinh môi trường ở các ổ dịch, tại cộng đồng dân cư vẫn chưa được nhân dân chú trọng. Thậm chí, một số hộ dân vẫn chưa nắm bắt được các dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết để phòng, chống. 
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết
Dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết

Hoạt động phòng chống sốt xuất huyết tại huyện Đam Rông

Trước thực tế này, ngành y tế huyện Đam Rông đã chỉ đạo trạm y tế xã, đội ngũ y tế thôn bản phối hợp với cấp ủy, chính quyền tổ chức các hoạt động tuyên truyền, vận động nhân dân về cách phòng, chống bệnh sốt xuất huyết như; tổ chức các chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, phun hóa chất diệt muỗi vì đây là yếu tố dẫn đến bệnh sốt xuất huyết; vệ sinh môi trường, phát quang bụi rậm, khơi thông dòng chảy tại các khu vực chợ nông thôn, kênh mương nội đồng, trường học; phát tờ rơi, xây dựng các chuyên mục về cách nhận biết bệnh sốt xuất huyết phát trên hệ thống truyền thanh cơ sở để nhân dân nhận biết và phòng, chống. Bác sỹ, K,ngọc Hùng, Giám đốc trung tâm y tế huyện Đam Rông, chia sẽ; “Tôi cũng rất mong bà con nhân dân khi hiểu, khi biết được bệnh sốt xuất huyết do xuất phát từ đâu để chung tay thực hiện các biện pháp phòng chống như phát quang, dọn dẹp cảnh quan vệ sinh, vừa đảm bảo vệ sinh vừa đảm bảo không có chỗ cho muỗi phát triển. Và như vậy chúng ta đã góp phần nâng cao đời sống, văn hóa, văn minh ở tại thôn xóm của mình và cũng góp phần để phòng, chống bệnh sốt xuất huyết trên địa bàn.”
Không có lăng quăng không có sốt xuất huyết
Không có lăng quăng không có sốt xuất huyết

Tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết trong trường học

Ngoài những giải pháp trên, ngành y tế huyện đang phối hợp với ngành giáo dục đẩy mạnh công tác tuyên truyền phòng, chống sốt xuất huyết trong các trường học, tập trung vào đối tượng học sinh, khuyến khích, vận động các em giúp cha mẹ bằng những việc làm thiết thực như; vệ sinh môi trường xung quang gia đình, súc rửa các dụng cụ chứa nước thường xuyên để diệt lăng quăng, bọ gậy. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, đồng thời, hình thành ý thức rèn luyện thói quen bảo vệ môi trường ngay từ nhỏ cho các em. Bà Hoàng Thị Quỳnh Hương, Trạm trưởng, trạm y tế xã Đạ R’sal, cho biết thêm; “Đưa vấn đề phòng, chống sốt xuất huyết vào trong nhà trường là phương pháp truyền thông hiệu quả nhất đối với chúng tôi về công tác phóng chống sốt xuất huyết. Vì là ý thức từ bây giờ, từ nhỏ rồi đến sau này các con lớn và sẽ nhắc nhở người lớn, nhiều khi vì công việc mà cha mẹ quên đi thì con nhắc nhỏ. Đấy là vấn đề tôi thấy được truyền thông vào trong y tế học đường là rất hiệu quả. ”

Để hạn chế bệnh sốt xuất huyết không lây lan trên diện rộng, ngoài các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống dịch của ngành y tế, của cấp ủy, chính quyền địa phương, thì mỗi người dân cũng cần chủ động, tích cực tham gia vào chiến dịch diệt lăng quăng, bọ gậy, muỗi gây bệnh, tự bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Đây chính là cách làm thiết thực và hiệu quả nhất trong công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết ở địa phương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét